Tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây hoặc những bộ phận khác của thực vật. Phương pháp khác để tách chiết tinh dầu là tách chiết dung môi.
Tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây, vì vậy đã mang sức sống, năng lượng tinh khiết nhất của dược thảo từ thiên nhiên và mạnh hơn 50 -100 lần các loại dược thảo sấy khô (thảo mộc). Hầu hết các loại tinh dầu đều trong, ngoại trừ vài loại tinh dầu như dầu cây hoắc hương, dầu cam, sả chanh thì đều có màu vàng hoặc hổ phách.
Tinh dầu cũng được sử dụng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng, tạo hương vị cho đồ uống và thực phẩm, hay thêm mùi vào hương/trầm và các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh gia dụng khác.
Người ta cho rằng một số phương pháp ứng dụng nhất định có thể cải thiện khả năng hấp thụ, chẳng hạn như chườm bằng nhiệt hoặc lên các vùng khác nhau của cơ thể hoặc sử dụng tinh dầu xông hơi.
Lịch sử
Với lịch sử phát triển hàng ngàn năm, tinh dầu được mệnh danh là báu vật của thiên nhiên, là tủ thuốc của tự nhiên được phát triển thành phương pháp trị liệu, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp trên toàn thế giới. Giữa thế kỉ 19, tinh dầu được tập trung nghiên cứu và trở thành một phương pháp trị liệu tổng thể và phổ cập tại nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp…
Tinh dầu theo dòng lịch sử cũng từng được sử dụng trong lĩnh vực y học. Các ứng dụng y học bao gồm từ làm đẹp da cho tới điều trị ung thư và thường chỉ là thuần túy dựa theo các miêu tả lịch sử về việc sử dụng tinh dầu cho các mục đích này. Các tuyên bố về hiệu quả của điều trị y học bằng tinh dầu, cụ thể là hiệu quả chữa trị ung thư, hiện tại phải tuân theo các quy định điều chỉnh tại nhiều quốc gia.
Các phương pháp sản xuất tinh dầu
Phương pháp sản xuất tinh dầu rất quan trọng, vì tinh dầu thu được qua các quá trình hóa học không được coi là tinh dầu thực sự. Tinh dầu thu được qua quá trình chưng cất bằng hơi nước và hoặc nước hoặc các phương pháp cơ học, chẳng hạn như ép lạnh. Khi các hóa chất hương thơm đã được chiết xuất, chúng được kết hợp với dầu vận chuyển để tạo ra một sản phẩm dễ dàng sử dụng.
Phương pháp chưng cất hơi nước
Phương pháp này cho ra tinh dầu có độ tinh khiết cao, được sử dụng cho những loại tinh dầu chiết từ lá, hoa, rễ và vỏ cây. Chẳng hạn như: tinh dầu oải hương, nhài, bạc hà, đàn hương, sả chanh,…
Các nguyên liệu sẽ được cho vào bình kín sau đó nấu lên. Hơi nước đem theo tinh dầu qua bình ngưng tụ lại thành hỗn hợp chất lỏng. Lúc này hiện tượng tách lớp nước và tinh dầu sẽ xảy ra. Người ta tiến hành tách nước và loại bỏ tạp chất, sau đó thu được tinh dầu nguyên chất.
Điểm nổi bật: có thể tạo ra tinh dầu nhanh chóng. Người thực hiện có thể biết được sự biến đổi dưỡng chất của tinh dầu. Lưu ý, nếu nhiệt độ quá cao thì các hợp chất có thể bị biến đổi theo hướng tiêu cực.
Phương pháp chiết xuất bằng dung môi
Thường áp dụng cho những loại tinh dầu (thường là các loại tinh dầu hoa) khó chiết xuất, dễ bay hơi. Chúng ta cần một chất dung môi (rượu, axeton, propan và hexane) để kéo tinh dầu lại, giảm sự bay hơi của tinh dầu theo phương pháp này.
Ưu điểm: chiết xuất ra tinh dầu nguyên chất rất cao.
Phương pháp ướp
Phương pháp ướp được áp dụng để lấy tinh dầu từ các loại hoa. Sử dụng 1 khuôn gỗ, đặt lên đấy tấm thủy tinh được phết mỡ lợn cả 2 mặt, lớp thủy tinh dày khoảng 3mm. Đặt lên trên bề mặt 1 lớp lụa mỏng, rải lên đấy 30 – 80g (tùy vào nhu cầu sử dụng) hoa tươi khô ráo, không bị dập nát.
Khoảng 35 – 40 khuôn gỗ được xếp chồng lên nhau, để trong phòng kín. Sau 24 – 72 giờ tùy theo từng loại hoa, người ta thay lớp hoa mới cho đến khi chất béo bão hòa tinh dầu. Có thể dùng mỡ có chứa tinh dầu tự nhiên, hoặc tách riêng tinh dầu bằng alcohol. Quá trình này rất công phu và đòi hỏi thời gian dài để thực hiện.
Phương pháp ép lạnh
Thường dùng cho những loại tinh dầu được chiết xuất từ vỏ của quả (tinh dầu cam, quýt, bưởi, chanh…) hoặc những loại thực vật dễ chiết xuất được tinh dầu.
Tinh dầu được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh không bị tác dụng bởi nhiệt, vì thế cho ra tinh dầu có hàm lượng, mùi vị đạt chuẩn nhất.
Các loại tinh dầu và cách phân loại
Tinh dầu nguyên chất
Tinh dầu nguyên chất là tinh dầu chưa pha chế với các thành phần hoá học khác. Được chiết xuất 100% từ thực vật thiên nhiên, với một hàm lượng nhất định (có thể uống được), rất tốt và an toàn cho sức khỏe (trừ một số loại tinh dầu được khai thác từ các loại dược thảo không ăn uống được ở dạng thô như lộc đề, bách…).
Việc pha tinh dầu nguyên chất với các chất hóa học khác sẽ tạo ra tinh dầu không nguyên chất (vẫn giữ được hương của tinh dầu).
Tinh dầu tổng hợp
Là sản phẩm có mùi hương tương tự tinh dầu được tạo thành qua con đường tổng hợp hóa học (dầu thơm). Tinh dầu tổng hợp được tạo thành từ việc kết hợp các loại hóa chất bắt chước theo mùi của tinh dầu thiên nhiên.
Cách chọn đúng loại tinh dầu
Một số lời khuyên sau để chỉ chọn những loại dầu chất lượng cao:
- Độ tinh khiết: Tìm một loại dầu không có chất phụ gia hoặc dầu tổng hợp. Các loại dầu nguyên chất thường liệt kê tên thực vật của loài thực vật (chẳng hạn như Lavandula officinalis) hơn là các thuật ngữ như tinh dầu hoa oải hương.
- Chất lượng: Tinh dầu thật gồm những loại tinh dầu ít bị thay đổi nhất trong quá trình chiết xuất. Chọn loại tinh dầu không chứa thành phần các hóa chất đã được chiết xuất qua quá trình chưng cất hoặc ép lạnh cơ học.
- Thương hiệu sản xuất: Mua sản phẩm của một thương hiệu có danh tiếng để có các sản phẩm chất lượng cao.

An toàn và tác dụng phụ khi sử dụng tinh dầu
Sử dụng kết hợp với dầu nền để sử dụng trên da, hầu hết các loại tinh dầu đều được coi là an toàn. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng với một số đối tượng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và vật nuôi.
Tinh dầu cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm: phát ban, cơn hen suyễn, đau đầu, phản ứng dị ứng
Trong khi tác dụng phụ phổ biến nhất của tinh dầu: phát ban, tinh dầu có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng hơn, và chúng có liên quan đến một trường hợp tử vong. Ví dụ, các loại dầu thường có liên quan đến phản tác dụng phụ như: oải hương, bạc hà, cây trà.
Uống tinh dầu không được khuyến khích, vì làm như vậy có thể có hại và với một số liều lượng có thể gây tử vong
Tinh dầu thường được coi như an toàn để hít hoặc thoa lên da nếu chúng được kết hợp với dầu nền. Chúng không nên được ăn. Tuy nhiên, bằng chứng hỗ trợ cho nhiều tuyên bố về sức khỏe liên quan của chúng còn thiếu và hiệu quả của tinh dầu thường bị phóng đại. Đối với các vấn đề sức khỏe, sử dụng tinh dầu như một liệu pháp bổ sung có thể vô hại. Tuy nhiên, nếu tình trạng sức khỏe của bạn ở trạng thái nghiêm trọng hoặc đang dùng thuốc, bạn nên thảo luận về việc sử dụng chúng với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn.
