Ba ngày mình trèo đèo, băng rừng, vượt suối để thực địa những gì mình được nghe nói, tận mắt chứng kiến, cảm nhận những gì mình tưởng tượng, lắng nghe những câu chuyện có thể vui có thể buồn. Mình không giỏi lắm nghiệp vụ về ngành thực phẩm, lại rất ngu về khoản thực vật học, nên những gì mình viết dưới đây chỉ là cái mình thấy và ghi nhận.

Chuyện thứ nhất: Câu chuyện về chuối
Tất cả những tấn chuối mà mọi người share hàng loạt trên facebook, khóc thương cám cảnh khổ của nông dân Trảng Bom, Đồng Nai, những phong trào “CHUỐI NGHĨA TÌNH” được phát hành rộng rãi, có ai biết rằng… Hầu hết chuối này là chuối cấy mô, giống của Trung Quốc, người dân bắt buộc phải xài thuốc của Tàu, phân bón cũng của Tàu, kích thích tăng trưởng… Chiến thuật anh láng giềng rất cơ bản, cho tiền 1 hộ giàu nào đó tiền tỷ, các hộ xung quanh thấy giàu nhanh nên cả vùng đều đổ xô trồng giống chuối này. Cung vượt cầu, anh Tàu bỏ không thu mua chuối nữa, cuối cùng chúng ta có “chuối nghĩa tình”. Hậu quả thì cả vùng này giờ đất và nguồn nước ô nhiễm.


Tớ không tin, tớ là dân IT quen gõ bàn phím rồi, nhưng khi tớ nghe những hộ nông dân chất phác ở Bình Thuận kể thì tớ ớn. Bạn có quyền không tin, nhưng bạn có thể đến Trảng Bom xem có ai dám ăn chuối không?
Chuyện thứ hai: Câu chuyện về cây quýt
Hãy mua bất kì 1 trái quýt bất kì, ăn vào thì ngọt, hậu sau đầu lưỡi có vị đắng, mất tiêu vị chua. Bình thường, quýt nào chẳng thế. Sau khi mình xem tận mắt khu vườn của 1 hộ dân trồng quýt kiểu hiện đại bây giờ. Khi võ họp thuốc kích thích tăng trưởng vẫn vương vãi đâu đó và hồ nước tưới tiêu nổi lên 1 màu đỏ huyền ảo như Formusa. Cũng may họ bỏ không xài thuốc diệt cỏ (đính kèm dioxin).



Chuyện thứ ba: Chuyện organic food ở Saigon
Đầu tiên đây là chuyện nhạy cảm, bể chén cơm nhiều người. Nhưng mình khẳng định: “TẤT CẢ THỰC PHẨM SẠCH Ở SAIGON ĐỀU LÀ ĐỒ GIẢ”. Nó chỉ là sản phẩm bình dân được độ lên bán giá cao hơn và dán nhãn “chứng nhận sạch”.
Nếu mà chấp nhận thực phẩm bẩn vì không có sự lựa chọn, hãy gạch tên hết các organic store ở saigon trừ phi bạn biết rõ nguồn gốc. Địa điểm trồng phải bảo đảm một “NGUỒN NƯỚC SẠCH” thật sự. Chỉ có nguồn nước sạch mới có thể mang đến những thức ăn sạch. (Đây là lời một hộ nông dân tự sản, tự ăn, bán cho vui cho biết với mình).






